Như vậy, việc hoàn thành sửa chữa tuyến cáp AAG đã diễn ra đúng như dự kiến ban đầu.
Trước đó, VietnamPlus đã thông tin, vào 8 giờ 4 phút ngày 5/1 đã xảy ra sự cố khiến tuyến cáp quang biển quốc tế AAG bị lỗi trên đoạn cáp cách trạm Vũng Tàu 117km. Sự cố này khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này đều bị ảnh hưởng.
Thực tế, việc đứt cáp AAG là chuyện không hiếm gặp. Bởi vậy, gần như ngay lập tức, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đã sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng, giảm ảnh hưởng tới khách hàng.
Phía FPT Telecom cho biết, thời gian qua đơn vị này liên tục mở rộng băng thông quốc tế nhằm tăng thêm dung lượng sử dụng cho khách hàng và hạn chế việc ảnh hưởng khi một trong các hướng kết nối quốc tế gặp sự cố.
Thực tế, việc đứt cáp AAG là chuyện không hiếm gặp. Bởi vậy, gần như ngay lập tức, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đã sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng, giảm ảnh hưởng tới khách hàng.
Phía FPT Telecom cho biết, thời gian qua đơn vị này liên tục mở rộng băng thông quốc tế nhằm tăng thêm dung lượng sử dụng cho khách hàng và hạn chế việc ảnh hưởng khi một trong các hướng kết nối quốc tế gặp sự cố.
Ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm thông tin và Quan hệ công chúng (thuộc VNPT) cho hay ngoài AAG, VNPT còn có các tuyến cáp trên đất liền và tuyến cáp quang biển khác nên việc san tải, bảo đảm quyền lợi khách hàng của VNPT khá tốt.
Ngoài ra, trong thời gian tới, VNPT tiếp tục đầu tư tuyến khai thác dung lượng lớn đi Mỹ. Và, khi đưa các tuyến này vào sử dụng thì kể cả khi có sự cố đứt cáp AAG, VNPT vẫn đảm bảo chất lượng kết nối mạng cho khách hàng của mình và hỗ trợ cho các nhà khai thác khác.
AAG có chiều dài hơn 20.000km, dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ.
Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).
Tuyến cáp này được hoàn tất dựa trên sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT tham gia xây dựng và bảo dưỡng. Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km với tổng chi phí đầu tư khoảng 560 triệu USD, trong đó VNPT với tư cách thành viên sáng lập, là doanh nghiệp Việt Nam góp vốn nhiều nhất (40 triệu USD).
Việt Nam hiện có bốn tuyến cáp quang biển quốc tế cập bến gồm AAG và TGN-IA (TGN-Intra Asia Cable System) cập bến tại trạm Vũng Tàu, SMW3 (SEA-ME-WE 3) và APG (Asia Pacific Gateway) cập bến tại Đà Nẵng./.