Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ hai, ngày 29/04/2024

Biến đổi nền tảng CNTT-VT trong lĩnh vực tài chính Việt Nam

30/05/2013 09:03 SA
Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: TH

Đây là khẳng định của ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính tại Hội thảo Biến đổi nền tảng công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT-VT) trong lĩnh vực tài chính Việt Nam do công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức.

Theo ông Mohd Shariff - Giám đốc điều hành Công ty IDCorp chuyên cung cấp các giải pháp cho tài chính, ngành công nghiệp, tập trung trong lĩnh vực kho bạc, thuế, hải quan, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoá… thì phần lớn các tổ chức trong nền kinh tế hiện đại đều cần trao đổi và lưu trữ nhiều dữ liệu, đặc biệt, với độ lớn của nền kinh tế đang được mở rộng như Việt Nam thì việc ứng dụng công nghệ sẽ ngày càng phức tạp. Điều này khiến cho cơ quan quản lý như Bộ Tài chính phải mất nhiều công sức để đầu tư hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để xử lý, phân loại dữ liệu. Thực tế, hiện nay, với việc có quá nhiều loại dữ liệu được trao đổi từ nhiều nguồn cơ quan khác nhau, hình thành nên một nguồn dữ liệu khổng lồ, đang đòi hỏi các cơ quan quản lý phải lọc, phân loại, phân tích để từ đó chuyển dữ liệu đến những địa chỉ cần thiết tức thời.

Dữ liệu của Bộ Tài chính là tài chính và phi tài chính, vì vậy, IDCorp tập trung truy xuất, chuyển hóa dữ liệu lên kho warehouse, sau đó mới lựa chọn để công bố ra bên ngoài, hoặc phục vụ các nhà quản lý theo dõi tiến trình vận hành của nền kinh tế thông qua các biểu đồ. Cụ thể, các hoạt động khai thác dữ liệu (Datamining) diễn ra trong các giao dịch hàng ngày sẽ được hệ thống thu thập, phát hiện những thay đổi đột biến, giám sát rủi ro, từ đó, phân tích, chuyển đến người ra quyết định. Nguồn dữ liệu được thu thập thông qua quy trình bóc tách, chuyển và đưa lên kho dữ liệu, tại đó, dữ liệu được phân tách ra nhiều đối tượng.

Đối với các ngân hàng thường phải đối mặt với rủi ro lừa đảo trong hệ thống, chính vì thế, thông tin trong hệ thống cần được xử lý trong thời gian cực ngắn, với các phần mềm thông minh để chuyển lên lớp an ninh mạng, từ đó xác định các hành vi lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nhờ thế có thể đưa ra phán đoán, thông báo cho người liên quan ngừng hoặc ngắt giao dịch có dấu hiệu khả nghi ngay.

Như vậy, hệ thống sẽ có 2 lớp: Lớp 1 - Phân tích hành vi, đưa ra dự báo, phán đoán… không chỉ cho dữ liệu tại chỗ mà còn đưa ra xu hướng, diễn biến trong tương lai. Lớp 2 - Tập trung xử lý, tiếp cận nhanh để đưa ra cảnh báo với cán bộ quản lý, đồng thời, cho phép dò tìm dữ liệu khi cần thiết để lập ra báo cáo tức thì.

Còn với giải pháp tàng thư dữ liệu điện tử phục vụ cho lưu trữ dữ liệu quốc gia của Công ty Ebikko, ông Howard Lie cho biết, các tài liệu giấy được scan, tài liệu điện tử (email, fax…) cũng được điện tử hóa và quản lý để cung cấp cho người sử dụng truy cập nhanh hơn. Thực tế, Bộ Tài chính có nhiều tài liệu giấy và nhiều tài liệu Microsolf office, email… nên việc chuyển sang cơ sở dữ liệu tàng thư lưu trữ cần được xem xét sử dụng.

Tiếp thu những công nghệ mới và thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề trên, ông Đặng Đức Mai đánh giá cao các giải pháp và hy vọng sẽ có buổi làm việc sâu hơn với các nhà cung cấp dịch vụ.

Nguồn: http://www.taichinhdientu.vn/Home/Bien-doi-nen-tang-CNTTVT-trong-linh-vuc-tai-chinh-Viet-Nam/20135/129515.dfis