Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ năm, ngày 02/05/2024

Tọa đàm dịch vụ Internet vệ tinh và đề xuất nội dung sửa đổi trong luật viễn thông (Sửa đổi)

15/12/2023 21:34 CH

21012024-duy35.jpg

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tọa đàm Dịch vụ Internet vệ tinh và đề xuất nội dung sửa đổi trong luật viễn thông (Sửa đổi) đã diễn ra trong bầu không khí sôi nổi, với sự tham gia của ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - New Zealand cùng ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hội tin học Việt Nam cùng các đại biểu đến từ nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các cơ quan báo chí tham dự.
 
Trước đó, dự thảo Luật Viễn thông (Sửa đổi) đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và chuyên gia. Cụ thể:
 
Ông Lê Bá Tân, Trưởng Ban công nghệ, Tập đoàn công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel), đã thông báo rằng ngành viễn thông và hạ tầng viễn thông đã trải qua nhiều thay đổi và chuyển đổi. Viettel ủng hộ việc sửa đổi Luật Viễn thông năm 2009 để phù hợp với thực tế và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông.
 
Để làm điều này, ông Lê Bá Tân cho rằng cần có nhiều thay đổi và điều chỉnh. Viettel đã đề xuất hơn 66 điểm cụ thể để thêm vào Luật Viễn thông mới, bao gồm các quy định về di động mặt đất, di động vệ tinh sử dụng công nghệ 4G, 5G và các công nghệ thế hệ sau tại Việt Nam.
 
Ngoài ra, các nguyên tắc và chỉ tiêu liên quan đến tốc độ mạng cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo 100% hộ gia đình ở Việt Nam có cơ hội tiếp cận internet cố định với tốc độ tối thiểu. Tuy giá cước tại Việt Nam rẻ so với thế giới, nhưng vẫn còn nhiều người dân chưa tiếp cận được dịch vụ. Viettel đề xuất Luật Viễn thông mới cần quy định giá cước sàn và tạo cơ chế để người dân có thể thụ hưởng giá cước cạnh tranh.
 
Viettel cũng đề xuất ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cho cơ sở hạ tầng viễn thông và giao thông chiếu sáng để các khu vực có thể tận dụng lại hạ tầng của nhau. Ngoài ra, cần có những quy định để ngăn chặn độc quyền cung cấp dịch vụ tại các địa điểm như chung cư và tòa nhà cao tầng.
 
Về Quỹ viễn thông công ích, Viettel đề xuất cung cấp thiết bị đầu cuối giá rẻ như máy tính bảng và smartphone cho học sinh và sinh viên ở vùng sâu, vùng xa nhằm tăng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ viễn thông.
 
TS. Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS), nhấn mạnh rằng việc sửa Luật Viễn thông lần này cần đáp ứng xu thế hội tụ công nghệ vào các thiết bị đầu cuối. Ông cũng nhấn mạnh vấn đề chung dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp, và cân nhắc giữa quyền lợi của cơ quan quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi người dùng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Thế Kiên (dientuungdung.vn)