Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ sáu, ngày 26/04/2024

Báo động tình trạng 'hô biến' tạp chí chuyên ngành thành báo để 'hành' doanh nghiệp

25/06/2020 10:08 SA
20200625-Nam-2.jpg
Nhiều tạp chí điện tử thường ưu tiên tập trung nhân lực vào những chuyên mục mang tính chất nhạy cảm như "Pháp luật", "Bạn đọc"...Ảnh minh họa.
 
Tình trạng 'hô biến' tạp chí thành báo đang ở mức đáng báo động
 
Thời gian qua, Cục Báo chí (Bộ TT&TT) đã ra quyết định xử phạt hành chính 15 tạp chí điện tử với số tiền lên tới gần 500 triệu đồng.
Các vi phạm phổ biến là đăng tải thông tin sai sự thật và thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích trong giấy phép hoạt động.
 
Trên thực tế, số lượng bị xử phạt cùng số tiền vi phạm chỉ phản ánh một phần nhỏ tình trạng "báo hóa" đang diễn ra rất tràn lan của những ấn phẩm dạng này.
 
Không ít tờ tạp chí chuyên ngành thông tin không đúng bản chất sự vụ, sự việc, vấn đề đã ít nhiều gây nhiễu, làm phân tâm niềm tin của người đọc, người nghe, người xem, tạo cho mình thứ “quyền lực đen” để rồi lợi dụng quyền hạn đó vụ lợi cá nhân, đánh mất bản thân và làm méo mó hình ảnh người làm báo cách mạng Việt Nam.
 
Mặc dù Luật Báo chí đã quy định rất rõ ràng “Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng” nhưng không ít tạp chí vì mục tiêu kinh tế đã mặc sức "xé rào" các quy định, xa rời tôn chỉ mục đích từ đó dẫn tới những hậu quả đáng tiếc cho người dân, DN cũng như gây bức xúc trong cộng đồng báo chí nói chung.
 
Những biểu hiện "báo hóa" rất dễ nhận ra khi những tạp chí điện tử dạng này thay vì phục vụ cho một nhóm độc giả nhất định với các thông tin chuyên ngành lại có nội dung hướng tới đa dạng người đọc với nội dung dàn trải trên nhiều lĩnh vực.
 
Về tin bài cũng rất đa dạng, từ tin thông tấn, tin nóng cho đến tin văn hóa, công nghệ hay thậm chí là cả tin pháp luật, phóng sự, điều tra tương tự như một tờ báo điện tử.
 
Bên cạnh một lượng lớn tin bài là cóp nhặt từ các trang báo chính thống, cũng có không ít tạp chí điện tử đăng tải nhiều sản phẩm do chính đội ngũ của mình tự sản xuất.
 
Đáng lưu ý, nhiều tạp chí điện tử thường ưu tiên tập trung nhân lực vào những chuyên mục mang tính chất nhạy cảm như "Pháp luật", "Bạn đọc" ... với số lượng tin bài mới xuất hiện có tần suất cao theo ngày cũng như được đặt ở vị trí dễ thấy nhất trên trang chủ nhằm thu hút người đọc.
 
Trong đó hầu hết là các bài viết phản ánh mặt tối của xã hội, sai phạm của DN - tổ chức, thậm chí là những lỗi nhỏ nhặt nhất cũng bị đăng tải.
 
Đặc biệt những tin bài dạng này thường được đặng dưới bút danh PV (phóng viên - tạp chí tự sản xuất) hoặc lách luật bằng cách mượn tên của một báo điện tử khác để đăng tải nội dung do mình tự thực hiện.
 
Đơn cử như vừa qua, ông Nghiêm Quang Minh, hiện đang là Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ Tân Minh Phát (Số 9B ngõ 144/8 Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội) phản ánh liên tục bị một số Tạp chí và trang mạng xã hội viết bài mang tính đe dọa.
 
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bất động sản, trong nhiều năm hoạt động ổn định và được đông đảo khách hàng bà con tìm hiểu quan tâm,tin tưởng sử dụng. Cùng với đó, về mặt xã hội, Công ty còn tạo công ăn, việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp một phần nhỏ của sự phát triển Thủ đô và đất nước.
 
Mặt khác, việc xây dựng nhà ở, Công ty tạo nơi ăn chốn ở ổn định cho nhưng người lao động có thu nhập thấp, để họ được hưởng những chính sách ưu đãi như con cái làm việc và học hành của Thành phố Hà Nội. 
 
Chính vì vậy, Công ty luôn sẵn sàng tiếp đón và tạo điều kiện tốt nhất đối với các cơ quan báo chí đến tìm hiểu với tinh thần xây dựng, thẳng thắn hợp tác để phát triển.
 
Tuy nhiên, thời gian gần đây, từ một công trình xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầy đủ nhưng một số cơ quan Tạp chí, trang mạng xã hội vẫn quy chụp cho rằng Công ty đã xây dựng sai phép. Đồng thời, trong nội dung bài viết còn nêu đầy đủ họ tên, địa chỉ hộ khẩu thường trú của cá nhân ông Minh chi tiết đến cả năm sinh vi phạm đến quyền cá nhân.
 
Nội dung các bài viết trên phản ánh không đúng bản chất sự việc, chỉ thông tin một chiều làm ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân và Công ty cùng các cấp chính quyền sở tại gây hiểu sai sự việc.
 
Chấn chỉnh bằng cách nào?
 
Dễ dàng nhận thấy các Tạp chí trên đã vi phạm Luật Báo chí năm 2016 và Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
 
Cụ thể, nội dung các bài báo trên vi phạm việc “Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng” quy định tại điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị dịnh 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
 
Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
 
Đồng thời, theo Luật Báo chí năm 2016, bài báo của các cơ quan báo trên đã vi phạm một số điều sau: Vi phạm tôn chỉ, mục đích tại điểm b khoản 2 Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí: “Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và báo phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;”
 
Vi phạm khoản 8 Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong luật báo chí năm 2016 : “Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án;
 
Vi phạm khoản 2 Điều 13. Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân: “ Báo chí, nhà hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”.
 
Ngoài ra, các bài báo này còn vi phạm khoản 2, điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. “Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác”.
 
Vi phạm điểm b, khoản 2 điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: Vi phạm về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định.
 
Việc này, ông Minh đã làm đơn đến các cơ quan quản lý Báo chí như Vụ Báo chí và Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lí theo quy định.
 
Theo luật sư Đào Ngọc Lý (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội), việc thực hiện hành vi vi phạm thông tin sai sự thật trong báo chí, căn cứ quy định tại điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, đơn vị báo chí có thể bị xử phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Đồng thời, bị xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép từ 1 đến 3 tháng và phải khắc phục hậu quả như buộc cải chính, xin lỗi.
 
Đối với việc hành vi vi phạm thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. cơ quan báo chí bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
 
Còn trong trường hợp, các bài báo vi phạm khoản 2, điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và vi phạm điểm b, khoản 2 điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: Vi phạm về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định
 
. Ngoài bị xử phạt tiền về hành chính nếu tình tiết nặng hơn sẽ áp dụng vào Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
 
Theo Nhà báo Phan Hữu Minh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, việc hàng loạt Tạp chí thực hiện sai tôn chỉ mục đích chuyên viết bài "đánh đấm", đơn thư bạn đọc, điều tra cho đến lợi dụng danh nghĩa báo chí để dọa dẫm doanh nghiệp, vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Hội Nhà báo Việt Nam đã và đang tích cực phối hợp cùng Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ TT&TT đưa ra những giải pháp để sớm chấm dứt tình trạng này.
 
Nhà báo Phan Hữu Minh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam:
 
Theo tôi những tiêu cực trong hoạt động báo chí xuất phát từ việc không tôn trọng hoạt động nghề nghiệp, không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của đơn vị báo chí được ghi trong giấy phép. Thời gian qua tình trạng này đang diễn biến phức tạp không chỉ ở các tạp chí mà còn ở các báo. Do đó cần siết chặt việc các tạp chí làm không đúng tôn chỉ mục đích. Người quản lý báo chí, xã hội và doanh nghiệp cũng phải hiểu để thực hiện cho đúng. Việc này đòi hỏi phải công khai việc cấp phép, ghi rõ tôn chỉ mục đích các báo, các tạp chí lên không gian mạng để kiểm soát bằng điện tử.
 
Bên cạnh đó cũng cần tăng cường giáo dục đạo đức người làm báo, tăng cường quản lý phóng viên. Ví dụ một tờ Tap chí nghiên cứu khoa học nhưng đến cơ sở về việc nhà đổ, cháy nhà, về xây dựng thì các cơ quan có quyền từ chối cung cấp thông tin vì không đúng tôn chỉ mục đích và giấy phép.
 
Đối với Ban kiểm tra, khi có thông tin phản ánh bằng văn bản về tiêu cực, hù dọa doanh nghiệp để thu lời bất chính, nếu xác minh đúng Ban sẽ có ý kiến với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý hội viên theo đúng chức năng quy định.