Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ năm, ngày 16/05/2024

Viettel, FPT, Zalo, Eway đã toàn cầu hóa như thế nào ?

09/01/2017 07:56 SA
20170109-Nam-2.jpg
Unitel, thương hiệu mạng của Viettel tại Lào và cũng là 1 trong số 5 thị trường Viettel đang đứng ở vị trí số 1, bên cạnh Campuchia, Đông Timor, Mozambique và Burundi.
 
Tại tòa đàm Tại buổi Toạ đàm Doanh nghiệp ICT vươn ra thế giới diễn ra mới đây, với tư cách là một trong số những doanh nghiệp ICT đầu tiên ra nước ngoài, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho biết, 19 năm trước khi quyết định toàn cầu hóa, FPT đã cùng CMC lập Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) để cùng nhau đi ra nước ngoài. Tuy nhiên, khi đó mọi người do không có niềm tin và cho rằng chuyện đi ra nước ngoài chỉ là chuyện “chém gió”. Vì thế, các công ty đa phần đều tỏ ra quá cẩn trọng và có tâm lý chờ các công ty khác thử ra nước ngoài xem như thế nào, nếu thành công thì mình sẽ làm, còn nếu không thành công thì chỉ có công ty đó chết. Khi đó, phần lớn các công ty Việt Nam đều thiếu niềm tin và quyết tâm, nhưng đó là câu chuyện của 19-20 năm trước. “Khoảng 5-8 năm sau, các công ty khác mới thực sự bắt đầu toàn cầu hóa nhưng chúng ta đã bỏ lỡ một quãng thời gian rất phí”, ông Bình cho biết thêm.
 
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel, khi ra nước ngoài thực chất là đẩy mình vào chỗ chết, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp giỏi nhất thế giới trong khi mình chưa có gì trong tay. Như với Viettel khi ra nước ngoài năm 2006, khi đó còn rất bé, doanh thu và lợi nhuận chỉ bằng 1/30 so với hiện nay. “Khi đó Viettel tư duy ra nước ngoài để cạnh tranh, học hỏi để về Việt Nam làm tốt hơn, sau đó mới là câu chuyện mở rộng thị trường, hợp tác quốc tế”, ông Hùng nói.
 
Ông Phạm Hoàng Hưng, Tổng Giám đốc Eway cho biết, năm 2014 khi lần đầu sang thị trường Indonesia, một thị trường mới của Eway thì cảm thấy rất sợ hãi khi tiếp cận khách hàng vì họ biết nhiều quá. Tuy nhiên sau đó, Eway suy nghĩ rằng biết nhiều có khi lại là cản trở vì thế đã gạt qua nỗi sợ hãi và cuối cùng cũng đã đạt được những thành công nhất định.  “Thị trường châu Á lớn hơn và nhiều khoảng trống hơn so với thị trường Việt Nam để từ đó có thể mang lại nhiều doanh thu hơn. Vì thế, với Eway chúng tôi cho rằng cứ đặt ước mơ to đã rồi sẽ thực hiện sau”, ông Hưng cho biết thêm.  
 
Một ứng dụng khác của Việt Nam là Zalo cũng ra nước ngoài với niềm tin rằng con người chỉ có thể phát triển được khi gặp những việc khó khăn, để từ đó những người trẻ ở công ty có cơ hội phát triển và tạo ra giá trị mới. “Zalo đã có 60 triệu người dùng và rất khó để ứng dụng tiếp tục phát triển về lượng người dùng như trong quãng thời gian qua nên đơn vị này buộc phải hướng ra nước ngoài để tìm kiếm những thị trường mới cũng như để có sự chuẩn bị dài hơi cho tương lai”, đại diện Zalo cho biết thêm.
 
Tại 9 nước Viettel đã kinh doanh thì tất cả các nước đã kinh doanh trên 3 năm đều có lãi, đều nằm trong top 2 công ty lớn nhất, khi nói về thế mạnh của Việt Nam khi ra nước ngoài, ông Hùng cho rằng đó là “con nhà nghèo”. Bời vì, khi nghèo thì sẽ có sức mạnh, khát khao nhiều hơn để từ đó tối ưu được chi phí tốt nhất để cạnh tranh với những đại gia lớn trên thế giới, như Vodafone có trên 100 tỷ USD vốn chủ sở hữu, gấp gần 20 lần so với Viettel. Do các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư thị trường viễn thông ở các nước đều yêu cầu  phải thu hồi vốn nhanh mà quên mất việc phát triển vùng sâu, vùng xa khi mà chi phí sử dụng bình quân 5USD/người trở lên thị họ mới làm.” Còn với Viettel, chúng tôi sáng tạo ra nhiều gói cước, sản phẩm phù hợp cho người nghèo với chi phí sử dụng bình quân chỉ khoảng 1 USD/người, đồng thời làm cuộc cách mạng đưa điện thoại đến vùng sâu, vùng xa”, ông Hùng nói.
 
Còn hiện nay, năng lực của các công ty Việt Nam đã được khẳng định và có thể cạnh tranh với các công ty lớn trên thế giới. Ngoài chuyện cạnh tranh trực tiếp với TATA, Infosys, về xếp hạng, riêng FPT Japan ở nhật cũng được xếp top dưới 50, còn lấy cả FPT chỉ phần xuất khẩu thì so với Ấn Độ ở top 15 “Thị trường phần mềm sáng tạo thế giới là vô hạn và có nhiều cơ hội rất tốt, vấn đề chủ yếu là chúng ta có quyết tâm hay không. Thực tiễn cho thấy kết quả rất tuyệt vời cho những người đã dũng cảm ra nước ngoài”, ông Bình nhấn mạnh.
 
Với Zalo, dù phải cạnh tranh với những ông lớn trong thị trường OTT nhắn tin trên thế giới như Line, Viber nhưng hiện ứng dụng này cũng đã có hơn 2 triệu người dùng ở Myanmar. Bởi vì, thị trường Myanmar có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như dân số đông, cấu hình smartphone thấp, mạng cũng chưa thực sự tốt. Trong khi Zalo nhờ phát triển ở Việt Nam nên đã có sự tối ưu, mạng không cần quá tốt cũng có thể nhắn tin, gọi điện, gửi ảnh được dễ dàng. Trong khi những ứng dụng khác, do khởi đầu từ một nước phát triển, mạng và smartphone đều tốt nên chưa có sự tối ưu bằng Zalo. 
 
Ngay cả với một công ty khởi nghiệp như Eway, hiện đơn vị này đã có chi nhánh tại 3 nước Đông Nam Á khác ngoài Việt Nam là Singapore, Indonesia, Thailand. Còn về các sản phẩm của Eway, sau hơn 3 năm phát triển, AdFlex đã cộng tác và phát triển trên 20 quốc gia và đứng vị trí thứ 26 trong top 30 mạng quảng cáo xuất sắc toàn cầu năm 2015 do AppsFlyer xếp hạng. Mục tiêu đến năm của Eway là  công ty số 1 về phân phối trực tuyến tại Đông Nam Á và top 3 quảng cáo trực tuyến Châu Á.
 
Với vai trò của một đơn vị kết nối các đơn vị ở Việt Nam xuất hiện tại các hội chợ quốc tế, ông Nguyễn Liên Phương, Giám đốc Học viện Doanh nhân LP cho rằng dù có thể đàng hoàng đi ra nước ngoài nhưng hiện tại ở trên kệ hàngchúng ta còn yếu quá do các doanh nghiệp Việt còn thiếu khát vọng. “Điều quan trọng là nhà nước cần cổ suý, yểm trợ và đưa ra các chính sách đặc biệt cho những doanh nhân dám mang thương hiệu Việt ra nước ngoài”, ông Phương cho biết thêm.