Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ năm, ngày 25/04/2024

Hóa đơn số, chữ ký số - xu thế tất yếu của doanh nghiệp 4.0

25/01/2022 12:30 CH
20220125-A-18.jpg
Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số, hóa đơn số
 
Trong bối cảnh cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cùng đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng Chính phủ điện tử và thúc đẩy nền kinh tế số, kế thợp với sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hoạt động giao dịch trực tuyến “bùng nổ”, dịch vụ chữ ký số đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
 
Theo đó, chữ ký số được đưa vào sử dụng ở Việt Nam từ năm 2009. Tính đến năm 2020, số lượng chứng thư số đang hoạt động trên thị trường nước ta đạt hơn 1,4 triệu chứng thư, trong đó, chứng thư số doanh nghiệp chiếm 85,12%, chứng thư số cá nhân chiếm 14,88%.
 
Với giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay và con dấu truyền thống, chữ ký số dùng để xác nhận quyền chủ sở hữu của những văn bản, hóa đơn, chứng từ, giao dịch điện tử mà không cần phải thực hiện in tờ khai, ký tay và đóng dấu đỏ công ty; ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng giải pháp này bởi sự nhanh chóng, tiện lợi, phù hợp với cuộc sống hiện đại; đồng thời tăng mức độ bảo mật và an toàn đối với các văn bản, chứng từ trong quá trình giao dịch.
 
Bên cạnh chữ ký số, hóa đơn điện tử cũng là lĩnh vực được quan tâm và khuyến khích doanh nghiệp triển khai.
 
Đáng chú ý, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2022, tổ chức, cá nhân phải áp dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy đang sử dụng. Ngoài ra, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cũng khuyến khích người nộp thuế áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1/7/2022.
 
Các chuyên gia nhận định, để hạn chế sai sót khi chính thức áp dụng, doanh nghiệp nên chuẩn bị làm quen dần với quy định về hóa đơn điện tử, từ đó đảm bảo việc lưu trữ hóa đơn không bị tác động bởi ngoại cảnh, giảm rủi ro và những gian lận, cũng như có thể tra cứu hóa đơn dễ dàng.
 
Chuyển đổi số với dịch vụ MobiCA và MobiFone Invoice
 
Với giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay và con dấu truyền thống, chữ ký số dùng để xác nhận quyền chủ sở hữu của những văn bản, hóa đơn, chứng từ, giao dịch điện tử mà không cần phải thực hiện in tờ khai, ký tay và đóng dấu đỏ công ty; ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng giải pháp này bởi sự nhanh chóng, tiện lợi, phù hợp với cuộc sống hiện đại; đồng thời tăng mức độ bảo mật và an toàn đối với các văn bản, chứng từ trong quá trình giao dịch.
 
Bên cạnh chữ ký số, hóa đơn điện tử cũng là lĩnh vực được quan tâm và khuyến khích doanh nghiệp triển khai.
 
Đáng chú ý, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2022, tổ chức, cá nhân phải áp dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy đang sử dụng. Ngoài ra, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cũng khuyến khích người nộp thuế áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1/7/2022.
 
Các chuyên gia nhận định, để hạn chế sai sót khi chính thức áp dụng, doanh nghiệp nên chuẩn bị làm quen dần với quy định về hóa đơn điện tử, từ đó đảm bảo việc lưu trữ hóa đơn không bị tác động bởi ngoại cảnh, giảm rủi ro và những gian lận, cũng như có thể tra cứu hóa đơn dễ dàng.
 
Chuyển đổi số với dịch vụ MobiCA và MobiFone Invoice
 
Đặc biệt, đây được coi là giải pháp lý tưởng để phát triển tập khách hàng mới, giúp các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số “thoát hiểm” khi thị trường chữ ký số trên USB token có nguy cơ bão hòa, do người dùng bắt buộc phải có laptop hoặc PC, phần mềm cho phép ký điện tử và USB Token chứa chứng thư số.
 
Ngoài ra, sản phẩm quản lý hóa đơn điện tử MobiFone Invoice sẽ là “mảnh ghép” góp phần hoàn thiện “bức tranh” chuyển đổi số của doanh nghiệp.
 
Đây là giải pháp chuyên dụng cho việc tạo lập, xuất hóa đơn điện tử và quản lý phát hành hóa đơn trực tuyến được cung cấp cho các tổ chức/doanh nghiệp có đủ điều kiện theo các quy định nhà nước về quản lý, phát hành hóa đơn. MobiFone Invoice là một trong số ít các sản phẩm được Tổng cục Thuế công bố đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy địnhtại khoản 1 điều 10 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, giúp các doanh nghiệp yên tâm số hóa với giải pháp đáp ứng quy định của Nhà nước.
 
Bên cạnh các tiện ích về quản lý hóa đơn và các chức năng xử lý nghiệp vụ về lập mới hóa đơn điện tử, điều chỉnh, thay thế, xóa bỏ hóa đơn theo đúng quy định, xuất dữ liệu hóa đơn ra phần mềm kê khai thuế… doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn 90% thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn, chỉ cần vài cú nhấp chuột là sẽ nhận được hóa đơn, tránh được rủi ro thất lạc, mất hóa đơn với quy trình lập, gửi, nhận nhanh chóng, không phải đợi chuyển qua đường bưu điện.
 
Chưa hết, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hình thành hệ thống hoá đơn điện tử, tạo lập hóa đơn, quản lý hóa đơn trực tuyến với MobiFone Invoice, MobiFone hiện đang dành tặng đến 300 hóa đơn sử dụng miễn phí cho khách hàng doanh nghiệp từ tháng 9 - 12/2021.
 
Với 2 giải pháp MobiCA và MobiFone Invoice, MobiFone tiếp tục cho thấy những nỗ lực trong công cuộc đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi sổ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý, nhân lực từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp.
 
Với lợi thế về hạ tầng, công nghệ và mạng lưới phủ rộng toàn quốc, MobiFone đã trở một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số hàng đầu.
 
Ngày 10/11/2021, sau quá trình thẩm định hồ sơ và năng lực của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia NEAC, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã đạt đủ điều kiện yêu cầu và đủ năng lực để được cấp phép kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
 
Ngoài ra, MobiFone cũng đã nhận quyết định đáp ứng tiêu chí để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế (Quyết định số 1599/QĐ-TCT ngày 11/11/2021) từ Tổng cục Thuế. Thêm vào đó, giải pháp MobiFone Invoice được Tổng cục Thuế công bố đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại Khoản 1 điều 10 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, là điều kiện tiên quyết để cung cấp giải pháp Hóa đơn điện tử phù hợp với quy định của Nhà nước